Chợ
Bến Thành
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguồn
gốc và xuất xứ tên gọi
Nguyên thủy,
chợ Bến Thành đă có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến
Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, c̣n gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách văng lai và quân nhân vào thành,
v́ vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến
Thành.
Chợ
Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ,
lợp tranh, được mô tả như là "phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc
theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày
tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đ̣ ngang chở khách buôn ngoài biển
lên. Đầu phố phía Bắc là ng̣i Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có
dăy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ
đến đậu nối liền"[1]. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không c̣n
sầm uất như trước.
Trước
khi Pháp đánh chiếm Gia Định, khu vực xung quanh thành Gia Định (bấy giờ
là thành Phụng) mới chỉ có 100 ngàn dân và chợ Bến Thành là nơi đông
đúc nhất. Cạnh khu chợ, dọc theo bờ sông Bến Nghé, các ghe thương thuyền
thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước.
Tuy nhiên, khi ấy khu họp chợ trên bến mới chỉ là một dăy nhà trống lợp
ngói. Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định và hai ngày sau, các binh lính người Việt đă tổ chức
hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng
bị thiêu hủy. Sau khi đă vững chân trên mảnh đất Nam Kỳ, năm 1860, người Pháp đă cho xây cất lại chợ Bến
Thành ở địa điểm cũ (thời Việt Nam Cộng ḥa là địa điểm Tổng Ngân khố, nay là Trường
đào tạo cán bộ ngân hàng trên đường Nguyễn Huệ). Ngôi chợ được
xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá. Đến tháng 7 năm
1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch,
sườn sắt, lợp bằng ngói, tất cả có năm gian: gian thực phẩm, gian
hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Trong năm gian hàng này, chỉ
có gian hàng thịt được lợp bằng tôn, nền lót đá xanh.
Thời
đó, khu chợ được xây dựng bên bờ phía nam một con kênh, được
gọi là Kinh Lớn. Phía trước chợ, dọc bờ kênh là một con đường
được người Pháp đặt tên là đường Charner, hay một tên gọi
khác là đường Quảng Đông (Rue de Canton), bởi đa số người Hoa
làm nghề buôn bán ở đây đều là người Quảng Đông. Phía đối diện bờ kênh là đường Rigault
de Genouilly. Do vị trí nằm giao điểm của khu đô thị và hợp lưu của
hai tuyến đường thủy là kênh Lớn và rạch Cầu Sấu (nay là đường
Hàm Nghi), ghe thuyền có thể cập bến và đổ người lên chợ bất cứ
ở phía bên này hay bên kia. C̣n người bên đất liền muốn qua chợ th́ có thể
đi qua những chiếc cầu gỗ xinh xắn, do đó chợ Bến Thành luôn luôn nhộn
nhịp.
Vào năm
1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường lại làm một
thành đại lộ Charner. Dân bản xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp (nay là
Đại lộ Nguyễn Huệ). Khu chợ càng trở nên đông đúc với các cửa
hiệu phần nhiều là của người Hoa, người Ấn Độ và người Pháp. Tuy nhiên, khoảng giữa năm 1911, ngôi chợ
trở nên cũ kỹ và lâm vào t́nh trạng có thể bị sụp đổ. Để tránh
tai họa, người ta phải phá chợ, chỉ c̣n gian hàng thịt, v́ mái tôn nhẹ, nên
chưa bị phá. Đồng thời, người Pháp cũng lựa chọn một địa
điểm để xây cất một khu chợ mới lớn hơn để phục
vụ nhu cầu buôn bán sầm uất ngày càng phát triển. Địa điểm được
lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (nay là Bến xe Sài G̣n), tức là địa điểm chợ
Bến Thành ngày nay.
Chợ
Mới
Khu vực
xây chợ, vốn là một cái ao śnh lầy cũ, gọi là ao Bồ Rệt (Marais Boresse),
được người Pháp cho lấp đi. Khuôn viên chợ quy hoạch bốn mặt
bởi bốn con đường. Mặt tiền là Place Cuniac, tên đặt theo viên Thị
trưởng thành phố Sài G̣n (Xă Tây) Cuniac, người đă đề ra công việc lấp
ao. Người Việt th́ quen gọi đó là Bùng binh Chợ Bến Thành cho dù tên chính
thức đă từng đổi là "Công trường Cộng Ḥa", "Công trường Diên Hồng",
rồi "Quảng trường Quách Thị Trang". Mặt bắc chợ là Rue d'Espagne, phía đông
là rue Viénot, và phía tây là rue Schroeder. Năm 1955 thời Đệ nhất Cộng ḥa Việt Nam, bốn con đường này đổi tên thành đường
Lê Thánh Tôn, đường Phan Bội Châu và đường Phan Châu Trinh.
Ngôi chợ mới do hăng thầu Brossard et Maupin[2] khởi công xây dựng từ năm 1912
đến cuối tháng 3 năm 1914 th́ hoàn tất. Lễ ăn mừng chợ khánh thành được
báo chí thời đó gọi là "Tân Vương Hội", do được diễn ra trong ba ngày
28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914, với pháo bông, xe hoa và hơn 100.000 người tham dự, kể cả từ các tỉnh đổ
về.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3_B%E1%BA%BFn_Th%C3%A0nh_)